Xây dựng quốc gia khởi nghiệp: Nỗ lực để đột phá
- 28/01/2017 07:12
- 1741
Xây dựng quốc gia khởi nghiệp: Nỗ lực để đột phá nha ve sinh gia re
(Công lý) - Năm 2016 được chọn là Năm quốc gia khởi nghiệp. Bên cạnh vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng thể chế, chính sách thì các doanh nghiệp cũng đang chung tay hỗ trợ các Start-up theo cách của riêng mình.
Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu – một tổ chức có thành viên tham gia từ trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đã bình chọn và trao giải Quốc gia khởi nghiệp năm 2016 cho Việt Nam mà nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân là đại diện. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế cho những nỗ lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.
Còn Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc thì nhận xét: “Như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần phân tích rất thấu đáo, chúng ta đang đứng trước làn sóng hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy khởi nghiệp trên cơ sở đổi mới sáng tạo đang là xu thế toàn cầu. Thủ tướng cũng đã phát động xây dựng quốc gia khởi nghiệp. Hy vọng rằng ngọn lửa này sẽ sớm cháy mạnh tại Việt Nam, mở đầu cho một giai đoạn mới của khởi nghiệp”.
Hơn 100 nghìn doanh nghiệp thành lập mới năm 2016
Trong thảo luận tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2016, Chính phủ nhận định phát triển doanh nghiệp có bước chuyển biến mạnh mẽ nhờ tác động của việc thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Chính phủ nhận định nếu làm tốt việc thi hành hai luật này, sẽ tháo gỡ rất nhiều rào cản, giấy phép con, tạo hành lang pháp lý, tạo lòng tin của người dân và doanh nghiệp, từ đó tạo thu hút vốn đầu tư.
Cũng tại cuộc họp báo Chính phủ hồi tháng 4/2016, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng cho biết, Chính phủ sẽ tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp từ môi trường tới thủ tục đầu tư. “Mục tiêu quan trọng nhất trong lúc này, Thủ tướng khẳng định là tạo niềm tin mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Khi có niềm tin tốt, sự tham gia của người dân, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp sẽ tốt. Do vậy, Thủ tướng đặc biệt, quan tâm tới việc triển khai thực hiện Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp Việt Nam”, Bộ trưởng nói.
Tại Lễ phát động Chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2016 – 2021, Thủ tướng chỉ rõ: “Khởi nghiệp là một trong những thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo. Ngược lại, người dân, đặc biệt là lớp trẻ khởi nghiệp càng nhiều thì nền kinh tế càng năng động, chất lượng nguồn nhân lực được rèn luyện, nâng cao. Chưa bao giờ khởi nghiệp được sự quan tâm của Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị như lúc này. Chưa bao giờ khởi nghiệp có những điều kiện thuận lợi như lúc này”.
Với quyết tâm đưa năm 2016 là năm khởi nghiệp doanh nghiệp của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, tạo động lực để tăng số lượng doanh nghiệp, Chính phủ đã có nhiều quyết sách kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, đưa ra những nhóm giải pháp rất cụ thể về tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với mục tiêu có được ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020. Chính phủ cũng cam kết mạnh mẽ là luôn đồng hành và phục vụ doanh nghiệp nói chung, cộng đồng Start-up nói riêng.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng kinh tế tri thức và hệ sinh thái khởi nghiệp và sáng tạo. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký và giải thể nhanh nhất. Ngoài ra, Bộ đã cho phép doanh nghiệp tại 38 địa phương đăng ký kinh doanh online.
Với những quyết sách kịp thời của Chính phủ và sự vào cuộc của các Bộ, ngành chức năng, con số hơn 100 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2016 đã chính thức cán đích ngay từ tháng 11/2016. Cụ thể theo thống kê của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trong 11 tháng năm 2016, có 101.683 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 797,7 nghìn tỷ đồng. Nếu tính cả 1.463,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký và bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 11 tháng là 2.261,6 nghìn tỷ đồng. Tăng 17,1% về số doanh nghiệp và tăng 48,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015.
Nỗ lực để đột phá
Một thông tin khá thú vị được Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra tại Chương trình "Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2016” là Việt Nam đang có sự tăng trưởng tốt về hệ sinh thái khởi nghiệp. Ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ nhận định Việt Nam có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, có mạng lưới các nhà đầu tư đang tăng lên, các trường đại học, các tổ chức ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp với chất lượng ngày một nâng cao… Việt Nam cũng thu hút không ít các quỹ đầu tư mạo hiểm với một loạt các thương vụ được Bộ Khoa học và Công nghệ lấy làm dẫn chứng như Momo gọi vốn thành công 600 tỷ đồng từ quỹ ngoại - một thương vụ được đánh giá là thành công nhất, Gotit nhận được 200 tỷ đồng và lọt vào Top 2 ứng dụng trên Apple Store, Vntrip.vn được đầu tư gần 79 tỷ đồng...
Đáng chú ý là theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Quỹ 500 start-up – một quỹ đầu tư mạo hiểm lớn của Mỹ vừa công bố quyết định lập riêng một quỹ nhỏ trị giá 10 triệu USD, rót vốn vào khoảng 100-150 dự án khởi nghiệp của Việt Nam. Giá trị mỗi lần hỗ trợ khoảng 100.000-250.000 USD. Trong vòng 5 năm tới, quỹ này sẽ tăng vốn từ 10 triệu lên 100 triệu USD dành cho start-up Việt. Còn theo số liệu thống kê, hiện có hơn 20 quỹ đầu tư mạo hiểm có hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp như: IDG Ventures, Cyber Agent Ventures, VinaCapital… Tuy nhiên, các quỹ này cũng chưa đầu tư thành lập quỹ 100% vốn nước ngoài tại Việt nam mà chỉ có văn phòng đại diện để tìm các khoản đầu tư.
Nhận xét về điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay, ông Nguyễn Hòa Bình của Công ty Peacesoft - một doanh nghiệp khởi nghiệp cách đây 15 năm, cho rằng điều kiện để doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay đã tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (Hanoisme), Chủ tịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội vẫn cần có cú hích cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, cần phải đảm bảo môi trường pháp lý, công khai minh bạch trong quá trình cung cấp thông tin, các thủ tục thành lập, các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp.
Cụ thể hóa trong vấn đề doanh nghiệp khởi nghiệp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chỉ ra 10 yếu tố quan trọng trong hệ sinh thái mà các start-up cần nhất để có thể khởi nghiệp thành công. Đó là các vấn đề về vốn, thủ tục, hạn chế giấy phép con, bảo vệ sở hữu trí tuệ, tư vấn pháp lý, hỗ trợ đưa sản phẩm ra thị trường trong nước cũng như quốc tế…Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ các trường Đại học cần kết nối với các viện nghiên cứu, đưa tinh thần khởi nghiệp vào ngay trường đại học. Theo Phó Thủ tướng, việc này không chỉ cung cấp nhân lực cho các dự án khởi nghiệp mà những sinh viên đó là những người khởi nghiệp tiềm năng trong tương lai.
“Trước đây, ở đâu cũng thấy nói đến công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng không ai hiểu gì, và đòi hỏi phải làm gì thì không ai biết. Cũng giống như bây giờ cứ nói về chiến lược quốc gia khởi nghiệp nhưng cụ thể phải làm gì cũng còn rất chung chung. Tôi đề nghị các bộ, ngành, cơ quan cùng hành động để biến những chủ trương của Thủ tướng thành hiện thực, chứ không mãi mãi chỉ là tiềm năng”. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Khẳng định một lần nữa về chủ trương của Chính phủ trong vấn đề phát triển doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói: “Chủ trương coi trọng doanh nghiệp, doanh nhân, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp là chủ trương thường xuyên, nhất quán của Đảng”; vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân đã được hiến định tại Khoản 3, Điều 51, Hiến pháp 2013: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”.
Cũng theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, chủ trương của Đảng là rõ ràng, Chính phủ, các bộ, ngành cũng thể hiện quyết tâm vì doanh nghiệp và điều còn lại là Việt Nam phải xây dựng thể chế, chính sách như thế nào, cộng đồng doanh nghiệp, xã hội phải làm gì để chủ trương và chính sách đó đi vào cuộc sống. Cụ thể, Việt Nam cần học học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ các chuyên gia Israel về việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở cấp vĩ mô và vi mô, trong đó tập trung vào các nhóm chính sách cụ thể của Chính phủ, thể chế vận hành của cộng đồng Start-up tại một số ngành nghề chủ đạo. Bên cạnh đó đề xuất các chương trình hành động để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam, tiếp tục khẳng định sự cam kết hỗ trợ của Chính phủ với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam nhằm tạo dựng một quốc gia khởi nghiệp.
Một tin vui với cộng đồng doanh nghiệp và cũng là cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ liên quan đến vấn đề khởi nghiệp là Hà Nội đã quyết định cho ra đời Trung tâm sáng tạo khởi nghiệp đầu tiên của thành phố Hà Nội với 3 giai đoạn hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, cụ thể: giai đoạn đầu hỗ trợ thông tin để tiếp cận và thành lập DN (thủ tục pháp lý, kế toán); giai đoạn thứ hai là hỗ trợ tiếp cận khoa học kỹ thuật; đến giai đoạn thứ ba là kết nối để các sản phẩm được thương mại hóa và tung ra thị trường. Dự kiến, Trung tâm này sẽ được thành lập tại trụ sở bộ Khoa học và Công nghệ và được các kiến trúc sư của Israel thiết kế để trở thành trung tâm sáng tạo khởi nghiệp hiện đại bậc nhất của thành phố.
Mục tiêu của Chính phủ đã đề ra là Việt Nam sẽ có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020. Với những chính sách đổi mới mạnh mẽ của Chính phủ cũng như sự nỗ lực của chính cộng đồng doanh nghiệp, mục tiêu đó sẽ không phải là quá xa vời. Điều này cũng đã được bạn bè quốc tế ghi nhận, như phát biểu của bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam: “Việt Nam hiện đã thu hút được sự quan tâm nhất định với các quỹ đầu tư quốc tế trong vấn đề khởi nghiệp. Với nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong thời gian vừa qua, chúng tôi tin rằng sẽ sớm có các cơ chế mới hỗ trợ cho sự phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp ngày càng phát triển hơn”. nha ve sinh di dong
Trần Lan
------------------------------------------------------------------
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ XANH
Số 121/32 Trung Mỹ Tây 13, P. Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM
Nhà máy & Showroom:
Số 398/3A, Đường Hồ Văn Mên, KP. Thạnh Bình, P. An Thạnh, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Ms Phú Yên – Phòng Kinh doanh
HOTLINE: 0888 125 125
Zalo/Mobile: 0933003329
Email: nguyenphuyen2008@gmail.com
Website thương hiệu:
https://congtythanhphoxanh.com/
https://congtythanhphoxanh.vn/
Website bán hàng:
http://nhavesinhdidongcomposite.com/
https://thungraccongnghiepcomposite.com/
Các bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết chi tiết tại:
"SỰ KIỆN" & "HƯỚNG DẪN" & "BLOG"
HÌNH ẢNH COMPOSITE THÀNH PHỐ XANH
> Nhà Vệ Sinh Môi Trường Công Trình -1C (1 buồng)
> Nhà Vệ Sinh Môi Trường Du Lịch -2C (2 buồng)
> Nhà Vệ Sinh Môi Trường Đường Phố -3C (3 buồng)
> Nhà Vệ Sinh Môi Trường Phố Đô - 2A (2 buồng)
> Nhà Vệ Sinh Môi Trường Phố Đô - 3A (3 buồng)
Sản phẩm:
"NHÀ VỆ SINH - NHÀ TẮM - NHÀ BẢO VỆ" & "THÙNG RÁC - XE GOM RÁC"
VIDEO CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ XANH (TPX)
Fanpage: https://www.facebook.com/ctythanhphoxanh.tpx
Website: https://nhavesinhgiare.com